Cuộc đảo chính bất thành của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là minh chứng mới nhất cho điều này.
Trong cuộc đảo chính mới đây tại quốc gia nằm giữa 2 châu lục, quân đội nước này đã tìm cách chặn các mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan phải tìm cách khác kêu gọi sự ủng hộ của người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ông sử dụng FaceTime trên iPhone để tổ chức cuộc họp báo thông qua một kênh truyền hình tư nhân. Tổng thống đề nghị người dân tổ chức các cuộc biểu tình, tuần hành trên đường phố ủng hộ chính phủ và cản trở đảo chính.
“Tôi kêu gọi người dân Thổ Nhĩ Kỳ hãy cùng đồng lòng. Không có quyền lực nào cao hơn quyền lực của nhân dân. Hãy thực hiện quyền của mình tại các sân bay và quảng trường trên cả nước”.
Sau sự kiện này, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng tải hàng loạt hình ảnh khích lệ người dân trong nước. Cũng như khiến nhiều tướng lĩnh quân đội có thể gia nhập đoàn quân đảo chính bị nhụt chí.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng FaceTime trên iPhone kêu gọi sự ủng hộ của người dân. Ảnh: Cnet. |
Smartphone hiện đã trở thành vật bất ly thân trong cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên thế giới. Chúng càng trở nên quan trọng hơn khi được các chính trị gia và người biểu tình sử dụng trong các cuộc đối đầu.
Cụ thể, cuối tháng 6 vừa qua tại Washington, Mỹ, các thành viên của Đảng Dân chủ đã có cuộc tranh luận gay gắt nhằm bác bỏ quy định sử dụng súng trước Hạ viện nước này. Tuy nhiên, theo yêu cầu của phe đối lập, toàn bộ camera trong phòng đều bị ngắt. Thật bất ngờ, Đảng Dân chủ đã sử dụng Periscope và Facebook Live phát sóng trực tiếp diễn biến cuộc họp này mà không cần sự trợ giúp của các hãng tin tức truyền thống.
Hai tuần sau, Diamond Reynolds – một phụ nữ da màu đã dùng điện thoại để quay lại cảnh chồng chưa cưới của mình – Philando Castile, bị bắn bốn phát bởi sĩ quan cảnh sát.
Chưa hết, những ngày sau đó, dòng người biểu tình tiếp tục đưa lên mạng những đoạn phim về cuộc tấn công đã giết chết năm cảnh sát và làm bị thương hơn bảy người khác tại Dallas.
Trong các sự việc trên, người dân tiếp nhận thông tin phần lớn thông qua màn hình của những thiết bị không quá vài inch. Chính điều này khiến tin tức trở nên nhân bản, chân thực và sống động hơn.
Chia sẻ với người dùng, CEO Facebook – Mark Zuckerberg – cho biết: “Những hình ảnh mà chúng ta chứng kiến trong thời gian qua thật đáng nhớ song cũng rất đau lòng. Chúng nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của việc cùng nhau xây dựng một thế giới kết nối và cởi mở hơn cũng như chặng đường chúng ta phải bước tiếp”.
Cho đến thời điểm hiện tại, Facebook, Bộ Ngoại giao Mỹ và các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa đưa ra các bình luận, phản hồi nào về việc sử dụng smartphone trong đời sống chính trị quốc gia.
(fptbinhdinh.org: Cung cấp mạng internet tốt nhất Bình Định)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét